F&B Business

KINH DOANH ẨM THỰC KHÔNG PHẢI LÀ CUỘC CHƠI CỦA DÂN VĂN PHÒNG NGÂY THƠ!

Pinterest LinkedIn Tumblr
Thị trường đang sụt giảm sâu về chi tiêu cho ngành dịch vụ và sau đợt sụt giảm này là sự phân hoá sâu sắc về hành vi chi tiêu của khách hàng trong ngành dịch vụ ẩm thực: “nhóm khách hàng quan tâm về giá cả và nhóm khách hàng quan tâm về chất lượng và dịch vụ cao cấp”.
 
Sẽ khó có “đất sống” trong ít nhất 1-2 năm cho những mô hình kinh doanh ẩm thực mới mở ở “phân khúc giữa – middle class” nếu không cẩn thận. Bởi vì chi tiêu khách hàng giảm sút, chi phí tạo ra concept và vận hành lại cao, các quán mới mở ở mô hình middle class sẽ phải gánh chi phí cao so với doanh thu mang lại. Nhóm khách hàng của phân phúc này hoặc là giảm chi tiêu và sử dụng lại dịch vụ của quán bình dân; hoặc thử trải nghiệm và tiến lên phân khúc cao cấp khi ở phân khúc này các nhà hàng và cafe có hàng loạt chiến lược giảm giá để thu hút khách.
 
Trong giai đoạn khó khăn này, nếu dân văn phòng hay người trái ngành muốn mở quán cafe, quán ăn hay nhà hàng thì phải thật sự tỉnh táo. Bạn sẽ phải đối mặt với một mớ vấn đề lớn nếu không hiểu rõ về thị trường, vận hành, và thiếu kinh nghiệm để đối diện với áp lực cạnh tranh của ngành.
 
Thị trường kinh doanh dịch vụ ẩm thực đã giảm quá sâu và khó có thể quay trở lại mức “thịnh vượng và dễ sống” như trước 2020 trong vòng 3 năm tới. Ngành kinh doanh dịch vụ ẩm thực vốn chịu tác động tức thì của nền kinh tế. Và trong ngắn hạn, kinh tế Việt Nam là một bức tranh ảm đạm.
 
Nhưng trong trong cái rủi thì thường có cái xui. Hãy theo dõi bài tiếp theo của mình “Thị trường của những con cáo” để thấy cái khó của ngành kinh doanh ẩm thực nếu bạn quyết định mở một quán cafe, nhà hàng.

Chuyên gia tư vấn F&B Trần Trung Hiếu (Ricky Hiếu Trần) với nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn hiệu quả kinh doanh và đầu tư cho các quán cafe, nhà hàng.

Write A Comment