Tag

tư vấn fnb

Browsing

Nếu bạn xây dựng menu dựa trên suy nghĩ “món ăn ngon sẽ có người mua”, “món ăn độc lạ sẽ có người mua”, “món ăn đặc biệt sẽ có người mua”, “món ăn từ đầu bếp nổi tiếng sẽ có người mua” … hay tỉ thứ tương tự như vậy nhưng thiếu DỮ LIỆU, thì bạn rất dễ tạo ra một menu kém hiệu quả.

Menu là CÔNG CỤ BÁN HÀNG RẤT QUAN TRỌNG đối với một nhà hàng và quán cà phê. Một Menu kém hiệu quả không chỉ làm bạn không bán được hàng, mà thậm chí còn kéo theo giảm độ tin tưởng thương hiệu, giảm yêu thích của khách hàng với thương hiệu và dẫn đến suy thoái thương hiệu của nhà hàng và quán cafe.

Một menu hiệu quả cần phải có 2 yếu tố CẤU TRÚC MÓN HỢP LÝ + ĐỊNH GIÁ HỢP LÝ. Để có câu trả lời cụ thể cho 2 yếu tố này đòi hỏi phải AM HIỂU THỊ TRƯỜNG, AM HIỂU KHÁCH HÀNG, CÓ DỮ LIỆU ĐỊNH GIÁ VÀ KIẾN THỨC XÂY DỰNG MENU.

Xây dựng một menu hiệu quả, kiếm ra tiền cho nhà đầu tư, bảo đảm sự ổn định và phát triển của thương hiệu kinh doanh ẩm thực thì hoàn toàn không thể dựa trên cảm tính.

Trong khoá học “KINH DOANH F&B HIỆU QUẢ” ở FnB Academy mình dành 2 buổi chuyên sâu chỉ để hướng dẫn về CẤU TRÚC MENU và ĐỊNH GIÁ MENU. Những kiến thức về “Lợi nhuận đóng góp/Lợi nhuận biên”, “Lợi nhuận gộp”, “% tỉ lệ chi phí thực phẩm an toàn”, “Ma trận menu” đều được mình giảng rất kĩ để bảo đảm anh chị em nào kinh doanh ẩm thực cũng có đầy đủ nền kiến thức để “chinh chiến”.

Trong những tháng năm đi tư vấn F&B, mình luôn tư vấn cho khách hàng dựa trên dữ liệu, kiến thức, kinh nghiệm, rồi mới tới “cảm giác” về thị trường. Mình chưa bao giờ dám bảo “tôi làm giỏi thì sẽ có người đến ăn”, cái đó là CÁI CHẾT DỄ TỚI NHẤT khi kinh doanh ẩm thực.

Viết dong dài vậy để nói với các anh chị em là khoá học “KINH DOANH F&B HIỆU QUẢ” của #fnbacademy sẽ khai giảng khoá mới 2023 vào tháng 2 này, mọi người có nhu cầu kinh doanh ẩm thực thì đăng kí nhé.

Thương mến.

Trần Trung Hiếu (Ricky Hiếu Trần)
Một F&B Concept (Chính xác là F&B Business Concept) hiệu quả đòi hỏi kết hợp của nhiều kiến thức chuyên môn từ kinh doanh, set-up menu, vận hành, thiết kế … để bảo đảm các hoạt động đi vào thực tế “phù hợp” với nguồn lực và năng lực điều hành của nhà đầu tư, cũng như sự hấp thụ giá trị được tạo ra của thị trường.
 
Thiếu một F&B Concept tổng thể thì việc đầu tư vào dự án F&B rất dễ dẫn đến hao phí nguồn lực vật chất và con người, cũng như khó định hình được hướng đi cụ thể trong tương lai của hoạt động kinh doanh F&B.
 
Nhiều đơn vị trên thị trường bảo là có làm F&B Concept nhưng thực chất là đang làm từng phần rời rạc của một tổng thể chung. Có đơn vị mạnh về thiết kế, có đơn vị mạnh về ý tưởng kinh doanh, có đơn vị mạnh về chuyên môn F&B như nấu ăn và pha chế… và họ sử dụng thế mạnh của mình làm lõi của việc xây dựng F&B Concept, thay vì cần một kiến thức chuyên môn tổng thể.
 
Nhà đầu tư chưa hiểu nhiều về tầm quan trọng của F&B Concept nên rất dễ bỏ qua phần quan trọng nhất của việc kinh doanh F&B, hay đưa F&B Concept vào tay bất cứ đơn vị chuyên môn nào như một phần phụ trợ thêm.
 
Kinh nghiệm làm nghề của mình cho thấy nhiều chủ đầu tư đến khi quyết định xây dựng lại F&B Concept cho quán thì đã không còn đủ nguồn lực. Khi thời gian cứ trôi đi và hạt của F&B Concept chưa lớn thành cây, thì F&B Concept lại chưa thể mang lại giá trị to lớn của nó và lại thành khoản chi phí đầu tư đầy áp lực.
 
Trần Trung Hiếu (Ricky Hiếu Trần)
Những ngày bận rộn cuối năm, làm mình luôn thấy giá trị to lớn của hằng số “thời gian” đối với những ai kinh doanh F&B.
 
Làm nghề tư vấn F&B nhiều năm, cho mình góc nhìn về “thời gian” tác động lên các hoạt động kinh doanh F&B theo nhiều hướng khác nhau.
 
Nếu có kế hoạch tốt, biết tối ưu hoá nguồn lực, biết đầu tư và kiên nhẫn với kế hoạch đã định ra thì thời gian dài sẽ cho ra được “quả ngọt” của thương hiệu với sự nhìn nhận của khách hàng.
 
Ngược lại, thời gian sẽ quá khắc nghiệt đối với những bạn kinh doanh trong ngành ẩm thực nhưng không có kế hoạch cụ thể, nguồn lực bị hạn chế và thiếu sự kiên nhẫn. Khi “hạt mầm” kinh doanh F&B không có đủ “nguồn lực” để trở thành cây lớn, thì thời gian chỉ làm cho hạt mầm sớm héo khô đi.
 
Người kinh doanh F&B nếu không hiểu được quy luật bất biến của “thời gian” tác động lên việc kinh doanh của mình thì rất dễ đưa ra các quyết định sai thời điểm, không phù hợp với nguồn lực và nóng vội.

Chuyện nghề #tuvanfnb (Phần 1)

Một dạo cuối năm 2020, có một cặp vợ chồng trẻ từ Long Thành lên Sài Gòn muốn nhờ mình tư vấn mở quán buffet nướng. Hai bạn mới cưới nhau chưa lâu, và đang có một em bé sắp chào đời.

Mình đã hỏi hai bạn có khoảng bao nhiêu tiền, thì hai bạn bảo giờ nghỉ việc ở nhà và có để dành được 500tr, có thể mượn bố mẹ 500tr nữa. Mình hỏi hai bạn có từng kinh doanh gì chưa, và nếu kinh doanh thất bại mất số tiền này thì hai bạn dự tính thế nào? Hai bạn bảo chưa nghĩ đến chuyện này, và muốn kinh doanh gì đó để có tiền ra tiền vào nuôi con. Mình bảo nếu hai bạn muốn kinh doanh gì đó, tức là không nhất thiết phải làm F&B, thì nên suy nghĩ thêm đi đừng vội “lao vào” F&B.

Hai bạn hỏi mình là vì sao? Mình nói là chừng nào hai bạn có câu trả lời cụ thể cho câu hỏi hồi nãy, thì hãy suy nghĩ tiếp vì sao chọn F&B để khởi nghiệp mà không phải là ngành khác, rồi mới quyết định là có nên làm hay không.

Mình có chia sẻ thêm với các bạn đó về ngành F&B này đốt tiền đầu tư nhanh và nhiều như thế nào, đòi hỏi kinh nghiệm quản lý ra sao, biên độ lợi nhuận thực tế cỡ bao nhiêu, mức độ rủi ro thế nào, thị trường đang như thế nào … Lúc mình chia sẻ với hai bạn đó, mình cũng chưa dự đoán được 2021 sẽ có một đợt “đóng cửa” dài như vậy. Mình chia sẻ những gì mình nghĩ là nhà đầu tư vào F&B cần biết và cân nhắc.

Hai vợ chồng bạn đó nghe tư vấn xong thì bảo sẽ về nhà suy nghĩ về quyết định mở nhà hàng buffet này, rồi ra về. Mình cũng nghĩ đơn giản là mình chia sẻ thực lòng cái mình biết, còn quyết định làm hay không là ở các bạn. Các bạn có thể lựa chọn bên mình tư vấn, cũng có thể lựa chọn đơn vị khác tư vấn không sao cả.

Một tuần sau, mình nhận được tin nhắn của hai bạn đó là cảm ơn lần nữa vì buổi nói chuyện, và hai bạn ấy quyết định không mở nhà hàng nữa, sẽ tìm lĩnh vực khác buôn bán. Sau đó một vài tháng thì thì đợt “đóng cửa lớn” của năm 2021 bắt đầu. Có lẽ hai bạn ấy đã may mắn hơn nhiều anh chị em làm ngành F&B trong năm 2021.

Mình không có chủ trương cản ai đó kinh doanh F&B, nhưng mình luôn khuyên mọi người hãy thật thận trọng khi dấn thân vào ngành này. Kinh nghiệm của mình cho thấy ngay cả khi chuẩn bị kĩ, còn chưa chắc đã “thắng” với ngành F&B, chứ đừng nói thiếu kinh nghiệm và thiếu chuẩn bị.

Một ngành đòi hỏi cả “thiên thời – địa lợi – nhân hoà” để có thể mong thắng được một chút, thì thật sự không dành cho nhiều người.

Ricky Hiếu Trần.